1.3. SAI VỀ VỊ TRÍ (GIỚI TỪ).
Đây là một cái bẫy huyền thoại của part 1 Toeic luôn.
Bẫy này rất là khó, vì tất cả các chủ ngữ/động từ/tân ngữ đều khớp với tranh. Nhưng chỉ có vị trí là khác nhau.
Cô sẽ cho một ví dụ:
Như câu này. Tất nhiên là ông ấy đang ngồi, nhưng quan trọng là ông ấy ngồi ở đâu, A hay C?
Khi nghe nếu không kỷ có bạn sẽ chọn C vì cảnh này khá san trọng, giống cung điện hay gì đó.
Nếu các bạn suy diễn quá mức thì khả năng chọn C sẽ rất cao.
Nên cô nhắc các bạn luôn là tuyệt đối không suy diễn khi nghe part 1.
Hơn nửa, ở đây ông ấy cũng không ngồi bên cạnh một cung điện gì cả nên không chọn C.
Mà phía sau ông ấy là cái gì hả các bạn? Cái lò sưỡi đúng không? Nên ta chọn A, ông ta ngồi trước lò sưởi là quá chuẩn rồi còn gì? Nên ta chọn A. Như câu C palace gần gần âm với fireplace nên người ta sẽ cố ý để bẫy mình về vị trí như vậy.
Một ví dụ khác.
Ta có thể thấy ở đây rõ ràng có chiếc xe đạp và có 4 đáp án, quan trọng ta thấy cái xe này nằm ở đâu.
Câu A. “cái xe đạp dựa vào tường” ở đây đúng là cái xe dựa thật nhưng không phải dựa vào tường mà dừa vào cột điện, nên không chọn câu A.
Câu B cũng thế, “cái xe đạp bên cạnh ngôi nhà” trong hình đúng là có ngôi nhà thật, nhưng ở đây rõ ràng là xe đạp nằm phía trước ngôi nhà. Phải là in front of the house chứ không thế là next to được.
Câu C thì khỏi cần nói luôn. Cái xe đạp treo trên cây. Tất nhiên đây không thể là đáp án chiếc xe đạp không bị treo và cũng chẳng có cây nào ở đây cả.
Ta chỉ còn câu D là hoàn toàn chính xác luôn. “cái xe đạp bên cạnh cột điện”. ta có pillar = cột điện.
Muốn tránh bẫy này, ta cần nghe kỷ giới từ và so sánh thật kỷ mối tương quan giữa các vật trong bức tranh với nhau và vị trí của từng vật trong tranh.
1.4. SAI VỀ TRẠNG THÁI MÔ TẢ.
Đây cũng là một dạng bẫy rất hay gặp trong part 1 toeic. Thường đây là các bẫy về tinh từ. đôi khi là trạng từ.
Ví dụ hình về Obama nhưng mà người ta nói là “this is a white man” là sai hoàn toàn đúng không nào?
Để các bạn rõ hơn cô sẽ đưa ra một số ví dụ.
Ở hình này các bạn thấy rõ là trong cái bồn rửa này không có nước, mà câu B nói “cái bồn đầy nước” tất nhiên câu này sai.
Câu đúng là câu C “những cái bồn này trống không”.
Để các bạn rõ hơn cô sẽ đưa cho các bạn một ví dụ nửa.
Ta thấy đây là một cửa hàng, và không có ai ở đây cả. mà câu B lại nói “cửa hàng này rất đông đúc”, sai tính từ đúng không nào?
Hơn nửa ta thấy ở câu C. “Hàng hóa chất thành đống trên đất” piled = adj chất đống đấy các bạn ạ.
Hàng hóa ở đây được sắp xếp rất ngăn nắp và ở trên kệ đàng hoàn nên không thể nói hàng hóa chất đống được. nên đây cũng là một câu mô tả sai để bẫy mình.
Đáp án ở đây là A “không có ai trong cửa hàng cả”.
Với bẫy này các bạn hãy chú ý vào trạng thái của các chủ thể trong hình. Nghe thấy đáp án nào không đúng với trạng thái mà mình nhìn thấy thì loại ngay và luôn, không chần chừ.
1.5. LỖI BEING.
Đây chỉ là một tip nhỏ nhưng cô cũng muốn đưa để các bạn biết. nếu các bạn nhìn thấy một bức tranh chỉ vật mà không thấy bất cứ người nào trong tranh mà đáp án ta nghe thấy cấu trúc “tobe being+pp” thì đáp án đó chắc chắn sai. Vì cấu trúc “tobe being+pp = đang được làm gì đó” nên phải có người làm việc đó, nếu trong tranh không có người thì tất nhiên sẽ không đúng.
Ví dụ ta có một bức tranh thế này.
Nếu các bạn nghe thấy trong đáp án là “the pictures are being hung on the wall = những bức tranh đang được treo trên tường” tức là ta cần phải có ai đó đang đứng treo, đàng này trong hình không có ai cả nên khi nào ta thấy trong hình không có người mà gặp cấu trúc “tobe being pp” thì 96.69% câu đó sai.
Cô sẽ đưa cho các bạn vài câu ví dụ.
Ở đây có bạn nghe không kỷ sẽ chọn câu C “cỏ đang được tỉa”. ở đây thi ta thấy bãi cỏ trước những ngôi nhà này đẹp, chứng tỏ là có tỉa thật, nhưng không phải đang được tỉa.
Nếu là đang được tỉa thì phải có ai đó đang ngồi tỉa. Còn trong hình này hoàn toàn không có ai, nên câu này không đúng. Mà câu đúng ở đây phải là D, “các ngôi nhà đã được xây lên cạnh nhau” ta thấy một dảy nhà như vậy thì tất nhiên đây là câu đúng rồi.
Cô sẽ cho các bạn thêm một ví dụ nửa.
Ở đây ta có một bức tranh chỉ vật. tất cả đều là câu bị động, nhưng ta loại ngay được A và B. Vì ta có cấu trúc tobe being mà không thấy người nào trong tranh. Ta còn C và D. Ta chọn C “những cuốn sách được bày trên giá”.
D là những cuốn sách được xếp chồng trên quầy tính tiền, không có quầy tính tiền nào ở đây cả nên câu này sai.