QUY TẮC PHÁT ÂM CƠ BẢNG TRONG PHẦN TOEIC LISTENING. Các bạn có nghĩ rằng để tự luyện toeic listening rất khó không? nhất là trong part 3 và part 4 toeic. Có rất nhiều bạn khi làm các bài nghe Toeic hỏi cô là “cô ơi, sao nghe nó khó quá vậy? em đọc thì hiểu được nhưng khi nghe part 1.2.3.4 của đề thi toeic thì người ta nói hoàn toàn khác so với các câu em đọc. và một từ khi đọc lên nó như thế, nhưng khi ở trong câu thì nó hoàn toàn khác luôn, em chẳng nghe thấy gì cả”. Đó là vì các bạn không nằm kỷ các quy tắc về cách nối từ và phát âm trong tiếng anh. nếu các bạn nắm rõ về quy tắc phát âm thì việc luyện nghe toeic sẽ dễ dàng hơn nhiều. và các bạn cũng có thể tự luyện thi toeic hiệu quả ngay tại nhsà. Hôm này cô sẽ cùng các bạn tìm hiểu về 2 quy tắc phát âm cơ bản nhất trong tiếng anh đó là:
1: NỐI ÂM 2: ÂM NHẸ VÀ ÂM NẶNG.
1.1. NỐI ÂM KHI NÓI.
1.1.1. Nối phụ âm Đầu tiên để bắt đầu cho phần này các bạn sẽ cũng cô nghe thử 1 số câu.
Eg: 1: you need to clean up your room. 2: you can make it. 3: we can leave it there. 4: where is she/where is he? (make the difference)
Các bạn có nghe thấy gì không? Thấy lạ đúng không? Câu 1 các bạn nghe lại xem thử nhé. Ta nghe thấy rất lạ đúng không?
“Clean up.” Thông thường ta hay đọc là “cờ lin úp”. Nhưng trong đoạn bằng này cô ấy lại đọc “cờ lin núp”. Như vậy là ta có luôn quy tắc đầu tiên cho việc đọc nối là.
Khi một từ kết thúc với một phụ âm, mà từ sau đó bắt đầu với một nguyên âm thì ta phải nối “phụ âm cuối của từ trước” với “nguyên âm đầu của từ sau”. ở đây ta có từ “clean up” từ cuối của “clean” là “N, phụ âm”, mà sau đó ta có từ “up, nguyên âm” bên phải nối “U” với “N” ở trước. thành ta có “cờ lin núp”, được phiên âm thế này ['kli:n'ʌp]. một ví dụ nửa mà rất gần với chúng ta. Đó là chữ “thank you”. Cái này các bạn đọc “thenk du” hay “thenk kiu”. Cầu thứ 2 có vẻ đúng hơn phải không nào? Phiên âm cho nó ;là ['θəηkju:] Hay ta có từ đơn giản hơn là “read it”. Rất đơn giản “read’dit”. Ta có phiên âm là [ri:dit] Câu tiếp theo. Make it Các bạn nghe thấy gì? “Make it” người ta không đọc là “mét’k ít” mà đọc thành “mét’k kít”. ở đây âm “E” không phải phụ âm. Sao lại nối? ah đây là quy tắc E câm. Khi ta có một từ kết thúc bằng “e” (lưu ý: 1 e thôi, như employee là không được nối kiểu này), và sau đó ta có một từ bắt đầu băng nguyên âm, thì ta bỏ e đi, và nối phụ âm trước E vào nguyên âm sau đó. ở đây ta có “make it”. Ta bỏ e và nối K vào nguyên âm của từ sau là I. ta có ”met’k kít”. Phiên âm là [meik’kit] tương từ như vậy các bạn thấy ở câu số 3. Leave it Ta nghe lại… Ta nghe là “liv vít” đúng không nè? ở đây cũng bỏ E đi và nối với phụ âm V đấy. Nên mới thành “liv’vít”. Phiên âm là [li:v vit]. Và câu cuối cùng. Các bạn nghe 2 câu này gần giống nhau đúng không? Where is she và where is he. Tại sao lại như vậy? Đây là quy tắc H câm. Khi chữ H đứng giữa một phụ âm và một nguyên âm thì chữ H đó sẽ bị câm và ta nối phụ âm trước H và nguyên âm sau H lại với nhau.
Ví dụ “where is he” sẽ đọc gần như là “where is she” vậy. Ta có thể nghe, “where is he” sẽ là “wher’ris’si”. Còn “where is she” sẽ là “wher’ris’sy”, dài hơn một chút. Vì chữ H ở “where is he” nó nằm giữa 1 phụ âm (S) và nguyên âm (E), nên nó bị câm và ta nối S và E lại.nhưng sẽ đọc mạnh hơn so với she. Một ví dụ khác về H câm này là. I meet him every day. Ta sẽ đọc là “ai mít’tim’mevery day”. Đây chính là lý do chính làm các bạn khó nghe. Nếu tập luyện và làm quen với điều này thì các bạn sẽ cảm thấy khả năng nghe của mình tiếng bộ lên rất nhiều.
1.1.2. NỐI NGUYÊN ÂM. cái nối nguyên âm này rất phức tạp nhưng cô chỉ đưa những trường hợp cơ bản nhất. ta cũng sẽ nghe 2 câu, và các bạn sẽ cho cô biết các bạn nghe được gì nhé. Eg: 1: this test is so hard, but believe me, you can do it. 2: I asked my mom for a Christmas present. Các bạn có thấy gì lạ không nào? Câu 1. (nghe lại) Thay vì nói rõ là do it “đu ít”, thì người ta phát âm có thêm chử “W” (du: wit), đây là quy tắc đầu tiên của nối nguyên âm. Với ừ có kết thúc bằng một nguyên âm tròn môi (phải chu môi lại khi nói) nếu từ sau đó bắt đầu bằng một nguyên âm thì ta thêm chử W ở từ sau đó. Cụ thể ở đây, khi các bạn đọc “do” thì môi các bạn tròn lại. tiếp đó “it” là từ bắt đầu với một nguyên âm nên ta thêm W vào. Ta có “du: wit”. Các âm tròn môi là các âm như “o/au/ou…””. Một ví dụ khác ở đây là. The zoo is open tonight. Ta sẽ đọc là “the zu: wis’sopen tonight”. Zu: kết thúc bỡi âm tròn môi nên is ở sau sẽ được thêm W khi nói. Ta nghe tiếp câu 2 xem có gì đặc biệt không nhé. (nghe lại câu 2) Các bạn nghe và chú ý ở “I ask”. Ta nghe được “ai jask (ai ya:sk)” đúng không nào?
Ta sẽ có quy tắc số 2 của nối nguyên âm là các từ có từ cuối cùng là nguyên âm căn môi (khi phát âm môi kéo sang 2 bên) khi đi với một từ khác bắt đâu bằng nguyên âm, từ đi sau sẽ được thêm Y. ở đây ta có “I” là nguyên âm căn môi, mà sau đó là từ ask, bắt đầu với nguyên âm. Nên ta thêm Y vào. Thành “I yask”, phiên âm “ai ya:sk”.
1.2. ÂM NĂNG VÀ ÂM NHẸ. Phần này cũng dễ thôi các bạn ạ. Trong tiếng anh khi người ta nói một câu thì sẽ có các từ được phát âm rõ và cũng có các từ chỉ được phát âm lươt qua và rất nhẹ. Cụ thể ta có các từ mang tính ngữ pháp sẽ được đọc nhẹ. Còn các từ chính trong câu sẽ được đọc rõ và mạnh hơn. Các từ ngữ pháp là các từ như “trợ động từ/giới từ/liên từ độc lập”. Các từ chính là các từ mang nghĩa trong câu như “chủ ngữ/động từ chính/tân ngữ/trạng ngữ”. Cô sẽ ví dụ cho các bạn một vài câu cụ thể. Eg: 1: I go to the class every afternoon for learning English. 2: can you help me carry with this golf club, it’s too heavy. 3: what time do you often get up every day? 4: why don’t you go with me to the camp this weekend? Rồi. ta có 4 câu đơn giản vậy thôi. Nhưng các bạn nghe xem âm nào đọc mạnh và âm nào đọc nhẹ nhé. Câu 1: (nghe lại) ở đây các bạn chủ ý vào 2 giới từ trong câu là “to/for”. Các bạn có nghe thấy 2 từ này được đọc rõ là “tu và fo:r” không? Không phải đúng không? Vì 2 từ này là từ ngữ pháp nên chúng sẽ được đọc nhẹ trong câu. Trong tiếng anh đa số các từ được đọc nhẹ sẽ được phát âm thành âm “Ơ”. Cụ thể ở đây ta đọc thành “tơ và fơ:r” chứ hoàn toàn không nghe được “tu: hay fo:r”. Tương tự với câu 2: (nghe lại) Ta có trợ đọng từ can. Tất nhiên khi can làm trợ động từ trong câu thì nó sẽ được đọc lướt và nhẹ. “cờn you help me…”. Câu 3 cũng thế. (nghe lại). Do là trợ động từ nên nó cũng bị đọc nhẹ và lướt, nên ta chỉ nghe được “d’you”. “What time d’you often get’tup”
Nhưng các bạn chủ ý. Câu 4 lại khác. (nghe lại) Ta vẫn nghe rõ “don’t” tuy don’t là trợ động từ. vì sao lại như vậy? Vì don’t ở đây vẫn có nghĩa trong câu “không” nên ta phải đọc rõ chứ không đọc lướt. Tóm lại ở thể phủ định thì trợ động từ không đọc nhẹ.