1. ĐIỂM CẦN NGHE. Trong khi nghe part 2 của đề thi TOEIC, các bạn chỉ nên tập trung nghe và hiểu những từ chính của câu hỏi. Ta sẽ tập trung ở 3 phần như sau:
A- QUESTION WORDS (TỪ ĐỂ HỎI) Trong bài thi Toeic, ta sẽ gặp rất nhiều câu hỏi với dạng WH-QUESTIONS, mỗi loại Wh-question sẽ có một cách trả lời khác nhau, nên việc nghe cho ra câu hỏi là What/Where/When hay How là cực kỳ quan trọng. Nếu như bạn không nghe ra câu hỏi đó thuộc dạng nào thì bạn sẽ chẳng hiểu những từ sau người ta đang nói cái gì nữa, và chúng ta sẽ rất dễ bị trôi theo câu hỏi.
B- MAIN VERBS (ĐỘNG TỪ CHÍNH) Đây cũng là thông tin cực kỳ quan trọng mà chúng ta cần nghe. động từ chính là nơi chứa toàn bộ thông tin về câu hỏi muốn hỏi về cái gì.
C- OBJECTS/ADJ/ADV (TÂN NGỮ/TRẠNG TỪ/TÍNH TỪ) Nếu các bạn đã nghe được động từ chính nhưng chưa đủ thông tin thì đây sẽ là nơi chứa thông tin quan trọng nhất mà bạn cần nghe.
2. TYPES OF QUESTION (LOẠI CÂU HỎI)
Đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất có thể giúp bạn rất nhiều trong bài thi Part 2 Toeic, nên mình muốn các bạn phải thật tập trung ở phần này. Trong Part 2 Toeic ta sẽ gặp rất nhiều các câu hỏi WH-questions nên việc nhận biết và trả lời cho các dạng WH-QUESTIONS này ảnh hưởng rất lớn đến bài thi Part 2 của bạn. Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu thật kỹ về các dạng câu hỏi và cách trả lời cho chúng. Chúng ta sẽ bắt đầu ngay với dạng câu hỏi “Where”:
A. WHERE (Ở ĐÂU) Ở dạng câu hỏi Where này, CÁC BẠN PHẢI XÁC ĐỊNH LUÔN CHO MÌNH LÀ CÂU TRẢ LỜI THƯỜNG CHỨA MỘT NƠI CHỐN (Cụ thể là các giới từ + nơi chốn). Ví dụ như “Where is the party celebrated?” bữa tiệc được tổ chức ở đâu? =>tất nhiên câu trả lời cho dạng này phải là một nơi chốn, ví dụ như “at the bar” (ở quán bar), hay “at my house” (ở nhà tôi). Chứ đang hỏi bữa tiệc được tổ chức ở đâu thì ta không thể trả lời “at 6pm” (vào 6h chiều) đúng không nào? Vậy nên, đáp án nào không có nơi chốn thường là những đáp án sai cho dạng Where này. Ngoài ra ta còn có các cấu trúc để chỉ đường, trong trường hợp người ta hỏi đường. ví dụ như “Where is the bank?” tất nhiên ta có thể sử dụng các cấu trúc như “Go straight ahead/Turn left/Turn right..vân vân” để trả lời cho dạng Where này.“Where is the bank?” – Go straight about 500m, it’s at the conner.
Còn một lưu ý nhỏ nữa cho các bạn là nếu như câu hỏi Where đi với động từ chính là “go” thì câu trả lời cho nó nhiều khi là một to-infinitive diễn tả mục đích. Lấy ví dụ như: “Where is she going?” – to visit her mom (Cô ấy đi đâu thế? Cô ấy đến thăm mẹ đấy) Trong trường hợp người nghe không biết câu trả lời chính xác họ cũng có thể dùng các câu phủ định như “I don’t know/I have no idea/I’m not sure…” để trả lời. và thường nếu trong đáp án có các câu phủ định này thì đó sẽ là đáp án đúng. Hay có thể có các câu đùn đẩy trách nhiệm trả lời như “Ask Join, he may know”. Ví dụ một câu cụ thể: “Where did you buy this dress?” A: It’s too expensive. B: At the KUTE GIRLS SHOP. C: It’s very nice. Ở đây tất nhiên ta phải chọn B, vì chỉ có B là đề cập đến một nơi chốn là “KUTE GIRLS SHOP”. Hai đáp án còn lại là mô tả cho cái váy chứ không nhắc đến địa điểm.
B. WHEN (LÚC NÀO) Một dạng dễ nhầm với Where nhất đó là dạng câu hỏi When. Vì hai từ này phát âm gần gần giống nhau nên ta rất dễ bị nhầm nếu không nghe kỹ. Để trả lời cho dạng When, ta thường có một điểm thời gian cụ thể như giờ/buổi/ngày/tháng/năm…vân vân. Ví dụ: + “When did you arrive?” bạn tới đây lúc nào? Ta có thể nói “yesterday” (Tôi tới hôm qua).
+ Hay “When does the party begin?” (Lúc nào buổi tiệc bắt đầu? ) – “It will begin in two hours”- (Nó sẽ bắt đầu sau 2 tiếng nữa) có thể bạn sẽ không nghe thấy begin, nhưng nếu bạn nghe được “when” và “in two hours” thì các bạn vẫn chọn đúng. Các bạn không thể nói gì khác ngoài một điểm thời gian cho câu hỏi When đúng không nào? Ta sẽ có giới từ+điểm thời gian. Các bạn vẫn có thể dùng các câu phủ định hay đùn đẩy như trên nếu người nghe không biết câu trả lời. Ta sẽ có một ví dụ cụ thể. “When are you leaving?” A: I live in Chicago. B: I left my phone at home. C: Right after you. Ở đây điểm thời gian ở đâu nhỉ? Ah câu C đúng không? Khi nào bạn đi? Tôi sẽ đi ngay sau bạn, tức là bạn đi rồi thì tôi sẽ đi theo. Ta có thể thấy điểm thời gian không phải lúc nào cũng là một con số, nên ta cần nghe thật kỹ.
C. WHO (AI) Cái này cũng dễ thôi đúng không? Câu hỏi Who này sẽ hỏi về một ai đó. Nên câu trả lời phải có một tên riêng/chức vụ/tổ chức gì đó. Ví dụ như “Who were you talking to yesterday evening?” (Tối hôm qua bạn nói chuyện với ai thế?).Ta có thể nói “I was talking to Mr. Jame” (Tôi nói chuyện với ông Jame). Hay có thể là một chức vụ tổ chức gì đó “I was speaking to the manager of my company”. Như vậy những đáp án nào không đề cập đến một người hay tổ chức nào đó thì thường sẽ là đáp án sai. Hay ta cũng có thể nói các cậu phủ định/đùn đẩy: “I don’t know, ask Join” (Tôi không biết, hỏi Join ấy).
Ta sẽ có một ví dụ cụ thể. “Who is the manager here?” A: He manages everything. B: It’s Mr. Martin. C: It’s very interesting. Vậy ta chọn câu nào nhỉ? Câu B đúng không? Vì chỉ có câu B đề cập đến một người cụ thể là ông Martin.
D. WHOSE (CỦA AI) Dạng câu này hỏi về một sự sở hữu của ai đó, nên câu trả lời cho nó thường mang một sở hữu cách. Lấy ví dụ : “Whose car is this?” (Xe này của ai vậy?) =>Ta có thể trả lời “It’s Mrs. Ana’s” (Nó của cô Anna đấy) Trong câu trả lời cho dạng này ta có các từ sở hữu như “my/your/his/her hay (‘s) vân vân. Ta cũng còn có các cấu trúc sở hữu như “belong to/get/own/ …vân vân. Ta có một ví dụ cụ thể là: “Whose dog is wandering in my yard?” (Con chó của ai chạy lang thang trong sân nhà tôi vậy) A: It must belong to Mr. Jonson. B: It’s a wonderful dog. C: It walks into your yard. Ta chọn ngay đáp án A, vì có từ sở hữu là belong.
E. WHY (TẠI SAO) Câu hỏi dạng Why này hỏi về một lý do. Nên phổ biến nhất ta có thể có các từ mô tả về lý do trong câu trả lời như because/as/since/…vân vân. Hay cũng có
thể là một to infinitive để chỉ mục đích của hành động. Ví du như “Why do you get up so early?” (Tại sao bạn dậy sớm vậy?)=> Ta có thể trả lời “to have a good health” (Để có sức khỏe tốt) Hay bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên những suy nghĩ của mình bằng các cấu trúc như I think/I believe/in my opinion/in my point of view… vân vân. “Why didn’t you come to the party yesterday?” ( Sao bạn lại không đến buổi tiệc tối qua?) “I thought it was canceled” (Tôi tưởng nó đã bị hủy rồi) Nhưng ta có một vấn đề là đôi khi người ta sẽ bỏ không nói because hay since, as gì cả. Lúc đó nếu bạn không tập trung bạn sẽ rất dễ bị rối. Nên các bạn sẽ phải nghe kỹ câu trả lời và tìm từ liên quan đến động từ chính và tân ngữ/trạng từ/tính từ của câu hỏi. Ta sẽ có một ví dụ cụ thể: “Why did you stay at home last weekend?” (Tại sao cuối tuần vừa rồi bạn ở nhà vậy?) A: It was warm on weekend. B: I was sick last week. C: I don’t understand. Ở đây ta có động từ và tân ngữ chính là stay at home nên ta biết ta phải tìm lý do cho stay at home. Như câu C, understand chẳng có liên quan gì đến stay at home cả, nên đó chắc chắn không phải đáp án. Câu A thì cũng không phải. Nếu là thời tiết ấm áp thì phải nên ra ngoài chơi chứ. Chỉ còn lại câu B là liên quan đến việc không ra ngoài là vì bị ốm. Vậy đáp án đúng là câu B. Khi nghe dạng câu hỏi Why này bạn cần nghe kỹ các từ chính của câu hỏi và suy nghĩ một chút đến nghĩa câu hỏi và chọn câu có các từ liên quan đến câu hỏi.
F. WHAT (CÁI GÌ). Đây là một dạng câu hỏi rất hay, nó có khá nhiều cách để trả lời, ví dụ “What time do you often get up?” (Bạn thường dậy mấy giờ?) Câu này ta sẽ trả lời về một mốc thời giản, tương tự When. Nhưng nếu “What book would you like to read?” (Bạn muốn đọc sách gì?) Ở câu này không còn là một mốc thời gian nữa, mà câu trả lời của nó phải về một cuốn sách đúng không nào? Như vậy ta có thể rút ra một điều là ta phải dựa theo từ được hỏi ở sau What để trả lời đúng không nào? Từ được hỏi là gì thì ta sẽ trả lời về cái đó. Ví dụ như “what time” danh từ được hỏi là “time” nên ta sẽ tìm câu trả lời về thời gian. Hay “what game is your favorite?” thì ta sẽ tìm câu trả lời về game. Nhưng trong trường hợp ta không có từ được hỏi sau What thì sao? Ví dụ “What do you like to eat?” (Bạn thích ăn gì?)=> Ta sẽ dựa vào động từ mang nghĩa chính trong câu để trả lời. Ở đây động từ chính là “eat nên ta biết câu trả lời sẽ về món ăn. Nếu động từ chính là “drink” thì sẽ là đồ uống, còn nếu là “do” thì câu trả lời sẽ về một hoạt động. Ví dụ một câu cụ thể: “What do you do in your free time?” A: I don’t do that. B: I often play video games. C: It’s ten o’clock. Ở đây ta chọn câu B. Vì động từ chính của câu hỏi là “do” nên ở đây phải có một hoạt động gì đó. Và chỉ có B là mang nghĩa hoạt động, tôi thường chơi video games.
G. HOW (THẾ NÀO) Tương tự như What, How cũng có rất nhiều dạng để trả lời. Ta cũng sẽ dựa vào từ được hỏi đi sau How để trả lời cho câu hỏi, ví dụ như: 1: How old = độ tuổi.
2: How long = độ dài/thời gian. 3: How much = giá cả. 4: How many = số lượng. 5: How often = tần suất. … Và còn nhiều từ khác nữa: Ta có một ví dụ “How often do you come to this café?” (Bạn có đến quán cà phê này thường xuyên không?) Ta biết câu trả lời cho câu này sẽ liên quan đến tần suất, nên các câu nào không liên quan đến tần suất là những đáp án sai. Ta có thể trả lời cho câu này “two times a week”. Các bạn đã học trạng từ chỉ tần suất nên cứ thế mà áp dụng thôi. Còn nếu sau How không có từ được hỏi thì sao? Ví dụ “How did you fix that laptop?” (Bạn sửa cái laptop đó thế nào vậy?) Ở đây ta sẽ dựa vào động từ/tân ngữ/trạng ngữ để nhận ra câu trả lời. Ví dụ ở đây ta có động từ fix và tân ngữ laptop, nên câu trả lời sẽ có các từ liên quan đến việc sửa laptop. Ta có thể trả lời “I changed its hard-driver” (Tôi đổi cái ổ đĩa cứng). Ta có từ liên quan đến việc sửa laptop là “change hard-driver” (thay ổ cứng) Các đáp án không liên quan đến sửa máy tính thì tất nhiên sẽ là đáp án sai. Một ví dụ khác: “How long does it take you to get here?” A: It’s about 20 minutes. B: It was a bad drive. C: I will take this one. Tất nhiên ta chọn câu A đúng không? Vì How long là hỏi về thời gian ở ngữ cảnh này.
Nói chúng nếu có từ hỏi sau how thì rất dễ, nhưng nếu how đi một mình thì ta cần nghe ra động từ và tân ngữ/trạng ngữ để chọn.
H. YES NO QUESTIONS AND TAG QUESTIONS. Đây là một dạng khó nhất trong các dạng câu hỏi. Thường thì ta sẽ dựa vào 5 điểm để trả lời cho dạng này là thì/chủ ngữ/động từ chính/tân ngữ hay trạng ngữ/một câu hỏi ngược lại. Ví dụ: “Did you do your homework this morning?”(- Bạn đã làm bài tập sáng nay chưa?) Khi ta nghe xong câu hỏi, đầu tiên ta sẽ dựa vào thì để dự liệu cho đáp án. Thứ nhất, đây là did (qúa khứ) nên đáp án thường không là thì hiện tại hay tương lai. mà là quá khứ đơn. Thứ hai ở đây chủ ngữ của câu hỏi là you nên chủ ngữ của câu trả lời có thể là I/we hay sẽ dùng hư từ it, chứ không thể đang hỏi you mà trả lời he hay she được. Thứ ba ta chú ý đến động từ và tân ngữ ở đây hỏi về “do homework” nên câu trả lời sẽ có thể có các từ liên quan đến “do homework” như school/teacher/easy/difficult/hard...etc hay đưa ra các nhận xét về việc do homework đó. Ví dụ: “It’s so hard”. Các câu không liên quan đến do homework thường là các câu không đúng. nhưng không loại trừ khả năng người trả lời có thể đặt lại ngay một câu hỏi cho người nói trong câu trả lời của mình. Ví dụ: “Did you do homework this morning? – Yes, do you want to have a look?” Hay một ví dụ khác: “Have you been to London before?” A: Yes, I believe him. Câu này không đúng, đang hỏi về London mà đi nói him nào ở đây.
B: Yes, it was so beautiful. Có vẻ đúng vì đây là câu mô tả cho London. Nó rất là đẹp. C: No, he’s a doctor. Không có he nào ở đây cả nên câu này không đúng. Và đáp án của chúng ta là B đúng không nào?
Trong những bài luyện tập của giáo trình này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn một số dạng câu hỏi khác của phần Part 2, và luyện tập nhiều hơn với các dạng câu hỏi đã học hôm nay.